Tháng Bảy 25

Vi Bằng Nhà Đất Là Gì? Có Nên Mua Nhà Vi Bằng?

0  comments

Bên cạnh việc công chứng những giấy tờ quan trọng tại các văn phòng ủy quyền công chứng thì một trong những công việc hành chính liên quan tới các giao dịch mua bán rất phổ biến đó là vi bằng.Vậy vi bằng nhà đất là gì?

 Vi bằng nhà đất có thay thế cho sổ đỏ được hay không? Hãy tìm hiểu câu trả lời cùng với nhadat365 trong bài viết sau đây.

vi bằng nhà đất là gi

Vi bằng nhà đất là gì?

Vi bằng là một văn bản có tên là Thừa phát lại do văn phòng công chứng tạo lập. Tác dụng của vi bằng là ghi nhận lại các hành vi, sự kiện và được sử dụng làm bằng chứng xét xử hoặc các mối quan hệ liên quan tới pháp lý khác…

Bên cạnh đó, vi bằng còn là căn cứ để thực hiện cho các giao dịch hợp pháp theo quy định của luật pháp. Khí tòa án xét xử giải quyết các vụ án thì vi bằng có thể sử dụng làm bằng chứng. Do đó vi bằng nhà đất chỉ là văn bản ghi lại những sự việc liên quan tới giao dịch nhà đất.

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn và được Nhà nước trao quyền và bổ nhiệm để làm những việc về thi hành án dân sự, lập vi bằng và một số việc khác theo quy định.

Đặc điểm của vi bằng nhà đất là gì?

đặc điểm của vi bằng nhà đất là gì?

Dù không có một quy định chính thức nào về các trường hợp cần lập vi bằng, tuy nhiên dựa theo tình hình thực tế và khuyến nghị của Bộ Tư pháp chúng ta có thể chia một số trường hợp sau:

Giao dịch về lĩnh vực nhà đất: ghi nhận lại tình trạng nhà trước thời điểm mua, thuê; tình trạng đất lấn chiếm; tình trạng của những căn hộ liền kề;…

Giao dịch về các loại tài sản: ghi nhận tài sản bị hư hại như nào; ghi nhận khi mua bán tài sản có những loại giấy tờ gì như giao tiền, nhận tiền; ghi nhận về việc phân chia tài sản trong gia đình;…

Giao dịch về lĩnh vực kinh doanh: ghi nhận về những cuộc họp; ghi nhận thanh lý hợp đồng mua bán; ghi nhận chuyển nhượng cổ phần, góp vốn;…

Ưu điểm

Phạm vi của lập vi bằng rất nhiều lĩnh vực và đa dạng:

Theo quy định Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP các trường hợp không thể lập được vi bằng ra thì còn lại tất cả các trường hợp khác đều có thể lập được vi bằng. Trong đó, lĩnh vực vi bằng nhà đất là rất phổ biến.

Chủ thể có chuyên môn là người lập vi bằng nhà đất:

Như đã nói ở trên, vi bằng được lập do Thừa phát lại, đây là bên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP cũng như được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc đúng quy định của pháp luật.

Quy định lập vi bằng nhà đất tuân thủ theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định:

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về thủ tục lập vi bằng trong đó khi Thừa phát lại lập vi bằng phải tuân thủ và làm đúng theo văn bản này để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ cho vi bằng. Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và trung thực nhất Thừa phát lại có thể sử dụng thêm ghi âm, chụp ảnh, quay phim… trong quá trình lập vi bằng.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu lập vi bằng

Ngoài việc lập theo trình tự, thủ tục đã ban hành thì vi bằng còn phải sử dụng mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cung cấp.

Trong đó, nội dung chính của vi bằng bao gồm phía văn phòng Thừa phát lại, người yêu cầu, Thừa phát lại lập vi bằng; thời gian địa điểm lập vi bằng; nội dung về việc lập vi bằng; chữ ký của các bên liên quan.

Vi bằng nhà đất có thể sao chép lại và làm bằng chứng 

Người yêu cầu lập vi bằng hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản có thể cấp bản sao cho vi bằng. Việc cấp bản sao vi bằng sẽ có mức phí 05 nghìn đồng/trang, nếu từ trang thứ ba trở đi thì tính 03 nghìn đồng/trang.

Theo quy định Nhà nước thì vi bằng cũng được xem là nguồn bằng chứng khi tòa xem xét về giải quyết các vụ việc có giao dịch giữa các bên như cơ quan hoặc tổ chức, cá nhân.

Nhược điểm

Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận những hành vi, sự kiện do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Việc thực hiện lập vi bằng phải khách quan và trung thực. Một vài trường hợp, Thừa phát lại có thể mời thêm người để làm chứng và chứng kiến toàn bộ sự việc lập vi bằng.

Do đó, vi bằng không có giá trị thay thế các văn bản hợp đồng, mua bán nhà đất, công chứng, chứng thực…

Hiểu đơn giản vi bằng không phải là một văn bản có tác dụng thực hiện sang tên đổi chủ cho bên mua và bán. Tác dụng chính của vi bằng lúc này chỉ là để chứng minh những sự việc như giao tiền, nhận tiền, giao hồ sơ, nhà đất… Tạo điều kiện các bước giao dịch sau này tiếp tục mua bán, hoàn thiện đúng quy định của pháp luật. Hoặc khi có tranh chấp xảy ra thì dựa vào vi bằng làm cơ sở suy xét.

Có nên mua nhà vi bằng hay không?

Hiện nay, nhiều bộ phận người dân không có hiểu biết lầm tưởng rằng vi bằng Thừa phát lại có thể thay thế các văn bản giấy tờ công chứng nhà đất.

Như đã giải thích ở trên, vi bằng không có giá trị pháp lý nên người mua lúc này sẽ không có quyền sở hữu và tùy ý sử dụng với phần tài sản mà mình đã bỏ nhiều tiền ra mua. 

Cụ thể hơn, khi mua nhà đất vi bằng người mua sẽ không có quyền xây, sửa, thế chấp hay chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Và thực tế có rất nhiều trường hợp vẫn cố tình lập vi bằng chuyển nhượng trong khi tài sản đó đã thế chấp ngân hàng. Điều này phát sinh rất nhiều rủi ro đặc biệt là bên mua.

Thủ tục lập vi bằng nhà đất

Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng của người có nhu cầu

Người có nhu cầu lập vi bằng sẽ tới trực tiếp văn phòng Thừa phát lại sẽ được cung cấp và điển đầy đủ vào phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng Thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp phát của yêu cầu đã được lập.

Thỏa thuận lập vi bằng

Sau khi duyệt yêu cầu lập vi bằng, khách hàng và văn phòng Thừa phát lại sẽ tiến hành đồng nhất về các thỏa thuận trong phiếu với các nội dung: Nội dung lập vi bằng, thời gian, địa điểm, chi phí và các thỏa thuận khác…

Sau khi đóng phí việc thỏa thuận tạo vi bằng sẽ Thừa phát lại được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản.

Tiến hành để lập vi bằng

Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có thể yêu cầu thêm người làm chứng để chứng kiến việc thành lập vi bằng. Việc lập vi bằng phải khách quan và trung thực với các nội dung chủ yếu:

Tên và địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ và tên người bên Thừa phát lại.

Địa điểm, thời gian: giờ, ngày, tháng, năm tiến hành lập vi bằng.

Thành phần khác tham gia lập vi bằng.

Thông tin người yêu cầu lập vi bằng: họ và tên, địa chỉ kèm theo nội dung lập vi bằng.

Chi tiết nội dung của sự kiện lập vi bằng và các hành vi ghi nhận.

Lời cam đam về tính trung thực và khách quan về việc lập vi bằng của Thừa phát lại.

Chữ ký của các bên gồm có người tham gia và Thừa phát lại, kèm theo con dấu văn phòng Thừa phát lại.

Nếu có đính kèm theo các hình ảnh, băng hình quay video và những tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng sẽ được lập thành 03 bản chính: 01 bản cho người yêu cầu lập, 01 bản cho Sở Tư pháp để đăng ký với thời hạn 03 ngày làm việc, 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

Thủ tục vi bằng nhà đất

Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Trước khi bàn giao văn bản vi bằng, Thừa phát lại sẽ đề nghị người yêu cầu lập tiến hành ký vào sổ bàn giao và thanh lý lập vi bằng.

Trong vòng không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được vi bằng. Sở Tư pháp phải tiến hành vào sổ đăng ký Thừa phát lại. Nếu trong quá trình đó, Sở Tư pháp phát hiện những vi phạm hay phát sinh như không đúng thẩm quyền, không đúng thời hạn hoặc quy định của pháp luật… thì có quyền từ chối đăng ký. 

Việc từ chối từ Sở Tư pháp sẽ được thông báo bằng văn bản ngay cho Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng cùng với nêu rõ lý do từ chối đăng ký. Vi bằng chỉ tính là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Hỏi Đáp

vi bằng nhà đất là gi? có phải trương hơp nào cũng được lập?

Những trường hợp nào không lập được vi bằng

Căn cứ vào quy định của Chính phủ ban hành có 9 trường hợp không được lập vi bằng:

Thừa phát lại không được làm những việc liên quan tới lợi ích của bản thân hoặc người nhà của mình

Việc lập vi bằng vi phạm các quy định về đảm bảo an ninh, quốc gia.

Vi phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân gia đình, trái đạo đức xã hội.

Tất cả những công việc thuộc chức năng của văn phòng công chứng như xác nhận nội dung, ký tên trong hợp đồng…

Các sự kiện, hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản mà không có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu theo quy định.

Hành vi, sự kiện giao dịch trái pháp luật.

Các sự kiện của các đơn vị trực thuộc Nhà nước như công an, viên chức, sĩ quan..

Sự kiện mà không phải Thừa phát lại là người chứng kiến.

Một số trường hợp khác theo quy định pháp luật.

Vi bằng công chứng có giá trị pháp lý hay không?

Vi bằng chỉ có giá trị làm văn bản bằng chứng công nhận có việc giao dịch, sự việc theo quy định của pháp luật chứ không phải là một văn bản có đảm bảo về giá trị tài sản. Do đó, vi bằng công chứng sẽ không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị làm chứng cứ.

Trong vi bằng bị lỗi thì sửa như thế nào?

Trong quá trình lập vi bằng có phát sinh các lỗi như ghi chép, đánh máy… không làm ảnh hưởng tới xác thực của sự việc, hành vi lập vi bằng thì Thừa phát lại sẽ có trách nhiệm sửa lỗi đó.

Lời kết

Qua bài viết trên đây chúng ta đã được tìm hiểu vi bằng nhà đất là gì? Hiểu rõ về tác dụng cũng như giá trị của vi bằng trong việc mua bán, bàn giao tài sản sẽ giúp chúng ta luôn có được những quyết định đúng đắn nhất.

Bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo bài viết:
Ký Gửi Nhà Đất Là Gì? Những Điều Cần Biết Khi Ký Gửi Nhà Đất

Sổ Xanh Là Gì? Lưu Ý Khi Mua Đất Có Sổ Xanh


About the author

bài viết liên quan

Tập Đoàn Nông Nghiệp Quốc Tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Mở Rộng Hoạt Động Tới Thị Trường Tài Chính và Tư Vấn

Tập Đoàn Nông Nghiệp Quốc Tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Mở Rộng Hoạt Động Tới Thị Trường Tài Chính và Tư Vấn
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}