Tháng Bảy 31

Quy hoạch nông thôn mới là gì? Những nội dung cần biết

0  comments

Đất nước hiện nay rất chú trọng đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thúc đẩy quá trình này nhanh hơn thì việc quy hoạch nông thôn mới, xây dựng lại các vùng nông thôn là cực kỳ quan trọng và đang được triển khai trên khắp cả nước. Vậy quy hoạch nông thôn mới là gì? Bao gồm những nội dung nào? Thực hiện ra sao? sẽ được trình bày dưới bài viết này. 

Quy hoạch nông thôn mới là gì?

Nông thôn là gì? 

Nông thôn được hiểu là một vùng nằm ở ngoại thành của các thành phố. Các đặc điểm của nông thôn bao gồm: Cơ sở hạ tầng thấp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa cao, trình độ sản xuất còn kém, cơ hội tiếp cận việc làm không nhiều, ngành sản xuất chủ yếu ở đây là nông nghiệp, vì vậy người dân sinh sống ở các vùng nông thôn chủ yếu là nông dân. Các vùng nông được quản lý bởi Ủy ban nhân dân xã. 

quy hoạch nông thôn mới

Quy hoạch là gì? 

Quy hoạch là công tác phân bố, khoanh vùng theo khu vực, bố trí các hoạt động sản xuất, dịch vụ, giải trí, đời sống tới các địa bàn lãnh thổ như tỉnh, huyện, xã  nhằm đáp ứng cho mục đích phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng trong trung hạn hoặc dài hạn. Quy hoạch giúp cụ thể hóa các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, làm cơ sở để lập kế hoạch phát triển.

Quy hoạch nông thôn mới là gì

Quy hoạch nông thôn mới

Theo Khoản 33 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định: Quy hoạch nông thôn mới là việc tổ chức không gian bằng việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Quy hoạch nông thôn mới gồm 2 loại: Quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. 

hình quy hoạch nông thôn mới

Tại sao cần quy hoạch nông thôn mới? 

Việc quy hoạch nông thôn mới sẽ góp phần giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những nông dân đang sinh sống tại các vùng nông thôn. Cải thiện nơi ở của các hộ dân nông thôn, đầu tư mạnh vào công nghiệp sản xuất, xây dựng thêm các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, công viên, khu vui chơi, sân thể thao, nhà văn hóa, tu sửa lại những công trình công cộng đang xuống cấp. Nâng cao kết cấu hạ tầng như: Trải nhựa các con đường, xây cầu, đầu tư thêm hệ thống cấp thoát nước, xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải…  Hỗ trợ về công nghệ – khoa học kỹ thuật cho các hộ kinh doanh tại vùng nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ hơn về vấn đề giáo dục giúp trẻ em tại địa bàn nông thôn được học tập.

Ngoài ra, các vùng nông thôn thường giàu tài nguyên thiên nhiên tiềm năng như: Đất đai, rừng, gỗ, nước… Việc quy hoạch nông thôn mới sẽ khai thác hiệu quả các tài nguyên tiềm năng này, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Căn cứ pháp lý của quy hoạch nông thôn mới

Luật xây dựng số 50/2014/QH13

Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng

Nghị định số 44/2015/NĐ-CP vào ngày 06 tháng 5 năm 2015 Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng

Thông tư Số: 02/2017/TT-BXD hướng dẫn về quy hoạch nông thôn mới 

Đối tượng quy hoạch nông thôn mới

Căn cứ Điều 29 Luật Xây dựng 2014 quy định: 

Quy hoạch nông thôn mới được lập cho các đối tượng là xã và điểm dân cư nông thôn. Các hoạt động trong quy hoạch nông thôn mới bao gồm: quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết trung tâm xã; quy hoạch chi tiết khu dân cư mới, cải tạo xây dựng thôn.

Đối tượng áp dụng để thực hiện quy hoạch nông thôn mới bao gồm các cá nhân, tổ chức trong ban quản lý, lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt. 

Các cơ quan quản lý công tác quy hoạch nông thôn mới

Cơ quan trình duyệt: Uỷ ban nhân dân xã trình nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nông thôn mới.

Cơ quan thẩm định: Cơ quan quản lý xây dựng huyện phối hợp với các đơn vị chức năng huyện có liên quan để thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nông thôn mới.

Cơ quan phê duyệt: Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nông thôn mới.

Thời hạn quy hoạch nông thôn mới 

Căn cứ Điều 30 Luật Xây dựng 2014 quy định thời hạn quy hoạch nông thôn mới cụ thể là quy hoạch chung xây dựng xã là từ 10 tới 20 năm. 

Quy hoạch nông thôn mới cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc quy hoạch nông thôn mới phải tuân theo các văn bản pháp quy hiện hành về công tác quy hoạch và xây dựng. Tuân thủ các quy định pháp lý về bảo vệ công trình quốc phòng, kỹ thuật, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Luôn tuân theo các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Việc quy hoạch nông thôn mới phải phù hợp với các đặc điểm địa phương bao gồm:

Điều kiện tự nhiên: địa hình, đất đai, địa chất, địa chất thủy văn, nguồn nước, tài nguyên, cảnh quan, môi trường, khí hậu.

Điều kiện kinh tế: Hiện trạng và tiềm năng phát triển của địa bàn quy hoạch

Điều kiện xã hội: dân số, phong tục tập quán, tín ngưỡng… Khả năng sử dụng đất đai, tình hình sản xuất, tập quán sinh hoạt của người dân và một số đặc trưng khác.

Cần đảm bảo việc quy hoạch, cải tạo các điểm dân cư nông thôn đạt các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đảm bảo phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống và sản xuất và đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường.

Kết hợp với bảo vệ cảnh quan, các di tích lịch sử, văn hóa,  giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Hồ sơ và các bước lập đồ án quy hoạch nông thôn mới

Hồ sơ đồ án quy hoạch 

Thành phần bản vẽ

 Sơ đồ vị trí: Xác định vị trí, ranh giới lập quy hoạch thể hiện các mối quan hệ có liên quan về kinh tế – xã hội giữa xã và vùng trong huyện. Điều kiện địa hình, địa vật, các khu vực có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc cảnh quan của xã, hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác ảnh hưởng đến phát triển xã. Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.

Bản đồ tình trạng tổng hợp: Sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, …), tình trạng giao thông, tình trạng cung cấp điện, nước, cao độ nền, thoát nước mưa, nước bẩn, thu gom rác thải. Xác định khu vực thuận lợi, khó khăn và bất lợi cho phát triển của xã. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000.

 Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn xã: Tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000.

 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000.

 Bản đồ quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường, hạ tầng phục vụ sản xuất. Thực hiện theo tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000.

Các bước lập đồ án quy hoạch nông thôn mới

Phân tích, đánh giá các điều kiện

– Điều kiện tự nhiên: đặc điểm địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên nước, rừng, biển. Các ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu đến môi trường và các hệ sinh thái. 

– Dân số (số hộ dân, cơ cấu dân số, cơ cấu lao động, đặc điểm phát triển), đặc điểm về văn hóa, dân tộc, phân bố dân cư;

– Phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, đánh giá tiềm năng và các hạn chế trong phát triển kinh tế.

– Thực trạng và biến động sử dụng các loại đất (lưu ý các vấn đề về sử dụng và khai thác đất nông nghiệp, những vấn đề tồn tại trong việc sử dụng đất).

– Thực trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, môi trường, các công trình di tích, danh lam, thắng cảnh du lịch;

– Việc thực hiện các quy hoạch, dự án có liên quan đã và đang triển khai trên địa bàn.

Xác định các tiềm năng phát triển

Dự báo quy mô dân số cho giai đoạn quy hoạch nông thôn mới, xác định tiềm năng của đất để phục vụ cho việc thay đổi hình thức sử dụng đất (nông nghiệp sang phi nông nghiệp hoặc đất đô thị) để phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất. Xác định quy mô đất xây dựng cho từng loại công trình công cộng, quy mô và tiêu chuẩn đất ở cho từng loại hộ gia đình.

Quy hoạch không gian tổng thể

Xác định cơ cấu và hướng phát triển của các phân khu chức năng (khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu dân cư mới, khu vực dân cư cũ cải tạo, khu trung tâm xã).

Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, xác định quy mô, chỉ tiêu sử dụng đất của  từng thôn xóm, khu làng nghề, khu sản xuất công nghiệp.

Định hướng xây dựng, tái xây dựng hệ thống công trình công cộng, xây dựng nhà ở, bảo tồn công trình văn hóa lịch sử.

Dự kiến sử dụng đất xây dựng của xã theo yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn.

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân cư và công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, cung cấp năng lượng (điện, khí đốt), chiếu sáng, hạ tầng viễn thông thụ động, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn.

 Đánh giá môi trường chiến lược

Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường chính trong khu vực lập quy hoạch

Dự báo tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch nông thôn mới.

Hồ sơ thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới 

Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới gồm

+ Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt, thuyết minh nội dung nhiệm vụ bao gồm các bản vẽ in màu thu nhỏ.

+ Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ, các văn bản pháp lý có liên quan.

+ Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan và cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch, hồ sơ pháp nhân và năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch theo quy định Pháp luật.

Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt và hồ sơ lấy ý kiến thống nhất nội dung đồ án quy hoạch gồm

+ Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án, bản thuyết minh tổng hợp có bản vẽ in màu thu nhỏ.

+ Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được phê duyệt, dự thảo quyết định duyệt đồ án.

+ Bản vẽ in màu đúng theo tỷ lệ quy định, các văn bản pháp lý có liên quan, văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức về nội dung đồ án quy hoạch.

+ Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch, đĩa CD sao lưu tất cả nội dung hồ sơ đồ án.

– Hồ sơ đồ án quy hoạch phải được cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng đóng dấu xác nhận sau khi có quyết định phê duyệt.

– Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch cùng đĩa CD sao lưu hồ sơ đã phê duyệt phải được gửi về cơ quan quản lý thuộc Bộ Xây dựng để lưu trữ.

– Thẩm quyền do Bộ Xây dựng quy định cụ thể về cách thể hiện và các loại hồ sơ nhiệm vụ, hồ sơ đồ án quy hoạch cần chuẩn bị theo quy định của Bộ.

Các bước trong thủ tục thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới

Bước 1 Trình thẩm  định và phê duyệt

+ Đối với thẩm quyền của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình thẩm định,  phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thuộc trách nhiệm của mình và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ quy định

+ Đối với các Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của Pháp luật.

Bước 2: Lấy ý kiến thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước về đồ án quy hoạch trong quá trình thẩm định

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch.

+  Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch xây dựng do mình phê duyệt.

Bước 3: Trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nông thôn mới, các cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý cùng cấp và các hội chuyên ngành cùng các chuyên gia có liên quan theo quy định Pháp luật.

Bước 4: Kết quả thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nông thôn mới sẽ được cơ quan thẩm định gửi bằng văn bản đến cơ quan thực hiện lập quy hoạch để làm cơ sở hoàn chỉnh nội dung nhiệm vụ và đồ án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. 

Lời kết 

Thông qua bài viết này, nhadat365 hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ được Quy hoạch nông thôn mới là gì? Cũng như các nội dung liên quan cần biết khi cần thực hiện quy hoạch nông thôn mới.


About the author

bài viết liên quan

Tập Đoàn Nông Nghiệp Quốc Tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Mở Rộng Hoạt Động Tới Thị Trường Tài Chính và Tư Vấn

Tập Đoàn Nông Nghiệp Quốc Tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Mở Rộng Hoạt Động Tới Thị Trường Tài Chính và Tư Vấn
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}